Cùng với việc thực hiện những biện pháp giảm thiểu tiếp xúc nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, hoạt động thường ngày của mọi người cũng có những thay đổi rõ rệt. Những tình huống như: làm việc, học tại nhà, bị thất nghiệp tạm thời, thiếu sự gặp mặt tiếp xúc với gia đình và bạn bè…đều là một trong những thực tế mà chúng ta cần thích nghi.

Thích nghi với những thay đổi, vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng là một thử thách cho mọi người, và càng khó khăn hơn với những người đã có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Sau đây là một số mẹo nhỏ hi vọng nó hữu ích để cải thiện sức khỏe tâm thần.

Cập nhật tình hình: lắng nghe những lời khuyên và khuyến cáo từ những tổ chức có thẩm quyền. Theo dõi những kênh tin tức đáng tin cậy. Cố gắng duy trì những hoạt động thường ngày, tập thêm những thói quen tốt. Thức dậy và đi ngủ vào thời điểm tương tự mỗi ngày. Giữ vệ sinh cá nhân. Ăn uống lành mạnh và đúng bữa. Tập thể dục thường xuyên. Phân bố hợp lí thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Sắp xếp thời gian làm những việc mà bạn thích.

Giảm những thông tin tiêu cực: Hãy cố gắng giảm việc xem, đọc hoặc nghe những thông tin khiến bạn lo lắng, đau buồn. Cập nhật thông tin vào những thời điểm nhất định trong ngày, một hoặc hai lần mỗi ngày khi cần thiết.

Duy trì liên lạc: Nếu bạn phải hạn chế đi ra ngoài, hãy cố gắng giữ liên lạc với người thân qua điện thoại hoặc internet.

Đối với rượu và thuốc: Hạn chế uống rượu tối đa. Không có bằng chứng nào cho thấy rượu có thể bảo vệ bạn khỏi vi rút. Thực tế, rượu thậm chí còn làm tăng khả năng nhiễm vi rút cũng như làm xấu đi tiên lượng điều trị. Hơn nữa, rượu và chất kích thích khiến bạn không tuân thủ những biện pháp bảo vệ.

Ngồi trước màn hình: Hãy cảnh giác với thời gian bạn bỏ ra để ngồi trước màn hình mỗi ngày, hãy đứng dậy và thực hiện vài hoạt động thể chất một cách thường xuyên.

Chơi điện tử. Chơi điện tử là một phương pháp giải trí, tuy nhiên trong thời gian ở nhà, thời gian chơi điện tử có thể tăng nhiều hơn bình thường. Do đó, hãy cân bằng để duy trì nhịp sống hằng ngày hợp lý.

Mạng xã hội: sử dụng mạng xã hội để ủng hộ những câu chuyện tích cực và lên tiếng chống lại thông tin giả.

Giúp đỡ mọi người. Hãy giúp đỡ người khác trong khả năng của bạn

Không phân biệt đối xử

Sợ hãi là phản ứng bình thường trong tình huống này. Tuy nhiên đôi khi cách chúng ta thể hiện sự sợ hãi có thể làm tổn thường người khác. Đừng phân biệt đối xử với người khác vì nỗi sợ hãi của bạn trước COVID-19. Đừng phân biệt đối xử như viên y tế vì họ xứng đáng có được sự tôn trọng và sự biết ơn.

Hỗ trợ nhân viên y tế

Gửi lời cảm ơn và sự động viên tới nhân viên y tế cũng như những người tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19.

Nếu bạn là phụ huynh

Trong thời điểm căng thẳng này, trẻ em cần nhiều sự quan tâm hơn từ bạn. Nói chuyện với con về Covid – 19 một cách trung thực và theo ngôn ngữ chúng có thể hiểu. Hỗ trợ việc học tại nhà của con và cần tách biệt thời gian chơi và học.

Giúp con thổ lộ cảm xúc, ví dụ như nỗi sợ hay sự buồn chán. Thực hiện những hoạt động sáng tạo như vẽ hoặc chơi trò chơi. Đảm bảo con bạn không ngồi trước màn hình quá nhiều và phải có thời gian tham gia hoạt động khác như vẽ tranh, làm bánh, hát… Cố gắng không để trẻ chơi điện tử quá nhiều.

Nếu bạn là người lớn tuổi

Giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè, người thân.Giữ nhịp sống hàng ngày điều độ như ăn uống, nghỉ ngơi và hoạt động bạn yêu thích. Tập những bài thể dục đơn giản giúp duy trì sức khỏe. Tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè hoặc hàng xóm nếu cần.

Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Nếu bạn đang được điều trị về sức khỏe tâm thần, hãy đảm bảo rằng bạn tiếp tục dùng thuốc theo quy định và bạn có cách dự trữ thuốc. Nếu bạn đang được hỗ trợ bởi một chuyên gia về sức khỏe tâm thần, hãy tìm cách tiếp tục với sự hỗ trợ đó trong thời gian dịch bệnh này.

Theo hcdc.vn