“ TUỔI TRẺ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRƯỚC THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI ”
                                                        ( BSCKII. Đỗ Huy Hùng – Giám đốc Tại Fb88 Tài Xỉu Game Online Số 1 )

Cùng với sự phát triển của kinh tế thì áp lực của cuộc sống hiện đại đã khiến số người bị rối loạn tâm thần xuất hiện ngày càng nhiều. Đáng chú ý, số người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên đang có xu hướng gia tăng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do áp lực việc học hành, công việc, cuộc sống căng thẳng, kinh tế khó khăn và cả những đổ vỡ trong tình cảm, thất bại trong kinh doanh…

Thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe vị thành niên mang lại lợi ích không chỉ cho sức khỏe thanh thiếu niên, mà còn cho nền kinh tế và xã hội. Những người trẻ tuổi khỏe mạnh có thể đóng góp nhiều hơn cho lực lượng lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung. Với chủ đề “Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trước thế giới đang thay đổi”  đã nói lên tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người trẻ xây dựng khả năng thích ứng về tâm thần từ những lứa tuổi sớm để đối phó với những thách thức của thế giới ngày nay.

Nói đến bệnh tâm thần, nhiều người nghĩ rằng đó là bệnh điên loạn, hoang tưởng, dở hơi… nhưng thực chất đây chỉ là một trong số hơn 300 rối loạn tâm thần. Ngày nay, môi trường sống có quá nhiều áp lực khiến nhiều người mắc bệnh mà không biết bởi bệnh chỉ biểu hiện ở dạng mất ngủ, rối loạn cơ thể, lo âu, lo lắng, rối loạn tâm lý, trầm cảm, buồn, chán nản… Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh, mỗi năm có khoảng 300 lượt người bệnh lứa tuổi thanh, thiếu niên đến khám, điều trị trong tổng số 14.383 đến khám, chiếm tỷ lệ: 2,1%. Trong số này, có 45 ca bị rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu ( chiếm tỷ lệ: 15 %  so với số khám; chiếm 8,6% so với số người bệnh điều trị nội trú) do những căng thẳng liên quan đến các căng thẳng, Stress trong học tập, công việc, quan hệ gia đình, xã hội, bạn bè, môi trường sống, nghiện chất, nghiện Game… Cũng theo thống kê này, cứ 20 trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên thì có 1 em bị trầm cảm. Đáng lo ngại hơn, có tới hơn 50% trẻ đang bị trầm cảm sẽ có khả năng tái phát lúc trưởng thành. Thanh thiếu niên và những năm đầu trưởng thành đang trong thời kỳ diễn ra rất nhiều thay đổi, như thay đổi trường học, thoát ly gia đình, bắt đầu cuộc sống sinh viên hay vào một nghề mới. Đây là thời gian lứa tuổi này dễ bị Stress nhưng cũng là thời gian của lĩnh hội và hiểu biết. Trong một số trường hợp, nếu không nhận biết và giải quyết được thì sự nhạy cảm này có thể dẫn tới bị bệnh tâm thần. Việc sử dụng các kỹ thuật trực tuyến phát triển rộng rãi và rõ ràng đang mang lại nhiều lợi ích những cũng có thể mang đến nhiều áp lực, như kết nối mạng ảo vào bất cứ thời gian nào ngày cũng như đêm. Nhiều thanh thiếu niên sống trong môi trường bị tác động bởi môi trường nhân đạo khẩn cấp như xung đột, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh. Những người trẻ sống trong tình cảnh như vậy rất dễ bị bệnh tâm thần và đau khổ. Một nửa loại bệnh tâm thần khởi phát từ 14 tuổi nhưng hầu hết không được phát hiện và điều trị. Trầm cảm chiếm 1/3 nguyên nhân gây ra gánh nặng này của tuổi trẻ. Tự tử là nguyên nhân tử vong thứ 2 ở lứa tuổi từ 15 đến 29. Tác hại của bia rượu và các chất ma túy cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi nguy hiểm, không kiểm soát được bản thân. triệu chứng của bệnh tâm thần. Khi gia đình phát hiện người có dấu hiệu rối loạn tâm thần cần phải đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa khám, phát hiện bệnh, điều trị sớm, rút ngắn được thời gian điều trị và khả năng khỏi bệnh cao. Triệu chứng bệnh tâm thần rất đa dạng, mức độ nhẹ nhất giống như suy nhược thần kinh cho đến các triệu chứng rối loạn tâm thần. Giai đoạn đầu thường biểu hiện các biểu hiện như: nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính nết, dễ phản ứng, khó tập trung trong học tập và công việc. Có người buồn chán thiếu quan tâm đến xung quanh, xa lánh mọi người. Khi bệnh nặng hơn còn xuất hiện ảo thanh (nghe thấy tiếng nói mà xung quanh không có ai); ảo giác (người bệnh nhìn thấy nhiều người đuổi theo hoặc một sự vật và hiện tượng không có trong thực tế khách quan).

Từ một thanh niên học giỏi, nhanh nhẹn, Nguyễn Tiến Đạt, 22 tuổi, ở Vĩnh Phúc, sau 2 năm du học ở nước ngoài, đối mặt với những áp lực về tài chính, áp lực thi cử, môi trường sống thay đổi, không có người thân bên cạnh, Đạt rơi vào trạng thái chán nản, mất ngủ, chán ăn, không làm chủ hành vi, không kiềm chế được cảm xúc, dễ nổi nóng. Trong kỳ nghỉ hè về với gia đình, Đạt được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần điều trị, được các bác sỹ chẩn đoán rối loạn lo âu, trầm cảm. Sau hơn 1 tháng điều trị, Đạt ra viện hòa nhập tốt với cộng đồng. Một trường hợp bệnh cũng khá phổ biến và thường xuất hiện ở những trẻ em đang độ tuổi thiếu nhi là bệnh rối loạn tăng động, giảm tập trung chú ý. Khi mắc chứng bệnh này, các em mất sự tập trung, hiếu động quá mức đi kèm với khả năng suy giảm chú ý. Trường hợp của cháu Đặng Quang Nh., 12 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ. Khi tiếp xúc với người lạ, Nh. tỏ ra khá hiếu động, chân tay vặn vẹo không yên, tuy nhiên lại không tập trung trò chuyện hoặc chỉ trả lời theo kiểu miễn cưỡng. Vào bệnh viện, được bác sỹ chẩn đoán rối loạn tăng động. Sau 3 tháng kiên trì điều trị bằng liệu pháp tâm lý, cháu đã giảm tăng động, tăng khả năng chú ý. Theo Ths.Bs. Cao Thị Minh Tâm – Trưởng khoa Tâm thần tuổi già, trẻ em, phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần tỉnh: Trong thời gian qua, rối loạn tâm thần chủ yếu rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên, nhân cách chưa ổn định có xu hướng tăng lên. Độ tuổi này thường có những thay đổi tâm lý. Ngày nay, để đối đầu với sự thay đổi của thế giới, phát triển nhận thức sớm là yếu tố quan trọng giúp tuổi trẻ có được trạng thái tâm thần ổn định. Để phòng tránh căn bệnh này, chúng ta phải biết cân bằng cuộc sống, tránh để xảy ra tình trạng trầm cảm, lo lắng thái quá, mất ăn, mất ngủ liên miên… Mỗi người trẻ cần tạo lập lịch sinh hoạt và làm việc khoa học, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi cảm thấy bản thân hay người thân có những biểu hiện bất thường về ý nghĩ, hành vi, cảm xúc hay mất ngủ, căng thẳng hoặc có băn khoăn, lo lắng về một điều gì đó không phù hợp với thực tế, hãy đến gặp thầy thuốc chuyên khoa tâm thần hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

Xã hội ngày càng phát triển, áp lực tâm lý ngày càng nhiều, chúng ta càng ít thời gian để chăm sóc tinh thần của mình, vì thế, dễ có các biểu hiện rối loạn tâm thần.  Rối loạn tâm thần bao gồm những cấp độ khác nhau, ở mỗi cấp độ lại có những cách thức can thiệp riêng. Đối với những người ở thể rối nhiễu tâm trí nhẹ, cần phát hiện và can thiệp sớm tại cộng đồng thông qua trị liệu tâm lý; tham vấn gia đình cách thức chăm sóc và phòng ngừa biến chứng nặng hơn. Trong những năm qua, Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã phát triển phương pháp điều trị tâm lý tại Bệnh viện, duy trì tốt công tác quản lý, điều trị chăm sóc người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng tại 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh với tổng số 3.858 người bệnh quản lý (tính đến hết tháng 9 năm 2018). Trong nhiều năm qua, phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện đã thường xuyên phối hợp và chỉ đạo các trạm y tế các xã, phường, thị trấn tổ chức khám sàng lọc, đánh giá phân loại đối tượng và can thiệp sớm, phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh bằng các liệu pháp tâm lý, tăng cường quản lý, theo dõi số người bệnh tâm thần, khám bệnh và đảm bảo cấp phát thuốc cho người bệnh định kỳ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, tư vấn cho người dân các biện pháp hỗ trợ tâm lý đối với những người bị sang chấn tâm lý giúp họ nhanh chóng vượt qua khó khăn, tái thiết cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và có khả năng ứng phó với nhiều tình huống và hoàn cảnh sống trong tương lai.

Trước những áp lực của cuộc sống hiện đại, việc giúp đỡ những người trẻ có kỹ năng sống để thích ứng với cuộc sống cần sự quan tâm hơn nữa của các bậc phu huynh, nhà trường và xã hội. Hỗ trợ tâm lý xã hội có thể được cung cấp trong trường học và các cơ sở cộng đồng. Đầu tư của chính phủ và sự tham gia của các tổ chức xã hội, y tế và giáo dục rất quan trọng. Sự đầu tư này cần có sự liên kết chặt chẽ để nâng cao nhận thức giữa thanh thiếu niên và thanh niên về cách chăm sóc sức khỏe tâm thần và giúp cho phụ huynh, giáo viên hiểu cách hỗ trợ cho học sinh, con, em mình. Để phòng tránh bệnh tâm thần, mỗi chúng ta cần phòng, chống các nguyên nhân gây tổn thương tổ chức não như các bệnh viêm não, màng não, nhiễm độc thần kinh như: nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc nghề nghiệp. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông để tránh chấn thương sọ não. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có tinh thần thoải mái, lạc quan, hòa thuận trong mối quan hệ với mọi người trong gia đình và cộng đồng, tránh Stress… Làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh để tăng cường sức khoẻ. Gia đình và người thân cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo đúng phương pháp khoa học tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa; tuyệt đối không cúng bái phù phép, không giấu bệnh./.