Gần đây, nhiều phụ huynh gửi thắc mắc đến cho bệnh viện Tâm thần Phú Thọ bày tỏ nỗi lo lắng khi con bị chậm nói.

Đây cũng là trăn trở của nhiều cha mẹ hiện nay.

Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Tuy nhiện, trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế bởi đó có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như: mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ trẻ em.

Những dấu hiệu thường gặp của trẻ chậm nói như:

12 tháng tuổi

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh
  • Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
  • Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.

24 háng tuổi

  • Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn.
  • Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp
  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
  • Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.

3 tuổi:

  • Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ)
  • Không thể ghép các từ thành câu ngắn , không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn.
  • Vẫn thường xuyên lắp bắp.
  • Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
  • Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác. Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

Nếu trẻ có các biểu hiện chậm nói nêu trên hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Tại Fb88 Tài Xỉu Game Online Số 1 luôn chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nên bố mẹ và các con hoàn toàn yên tâm.